Vì sao Cốc Cốc là trình duyệt lớn thứ 2 tại Việt Nam sau Chrome đó là câu hỏi của rất nhiều người đang dùng internet tại việt nam
Cờ Rôm + được thành lập Ngày 14 tháng 12 năm 2012, Tới ngày 02 tháng 04 năm 2014 Cờ Rôm+ chính thức đổi tên thành trình duyệt Cốc Cốc, và thay đổi logo mới, đây là bước ngoặt quyết định, đưa Cốc Cốc chính thức bước vào cuộc chiến với các đại gia Firefox, IE hay Chrome.
Nếu chỉ xét đơn thuần về sự xuất hiện của Cốc Cốc thì sẽ không có gì đáng nói, tuy nhiên, điểm khác biệt khiến trình duyệt này gây được ấn tượng chính là do nguồn gốc, cũng như sự tinh tế, hướng tới người dùng mà ba người cha đẻ Cốc Cốc đã thực hiện.
Với những lý do sau khiến Coccoc mới chỉ là trình duyệt thứ 2 tại Việt Nam :
Cốc Cốc lấy ý tưởng từ Chrome và cùng dựa trên nền tảng Chronium như trình duyệt này để phát triển về sau. Trước tiên, có lẽ nên nói qua một chút về lịch sử hình thành của Cốc Cốc để thấy rõ hơn từng bước thay đổi của trình duyệt thuần Việt này. Được ấp ủ từ giấc mơ của ba chàng sinh viên Việt Nam khi còn du học ở Nga, họ muốn làm “một cái gì đó”. Ngay khi tốt nghiệp, bằng niềm đam mê và ý chí của mình, họ bắt đầu thực hiện nó từ đôi bàn tay trắng, với tiêu chí là tập trung vào xây dựng và phát triển một trình duyệt của người Việt và dành riêng cho người Việt.
Cốc Cốc ra đời trước tiên với cái tên Cờ Rôm +, tuy còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn hảo, nhưng ba chàng trai người Việt đã gây được chú ý khi tập trung vào những tính năng phục vụ cho thói quen, sở thích của người Việt Nam, đó là download tốc độ cao và download các file âm thanh, hình ảnh từ các trang giải trí. Đây có thể chưa phải là điểm nhấn chính, nhưng vào thời điểm ra mắt (2012-2013) thì đây lại là mỏ neo đầu tiên mà Cốc Cốc thực hiện được trong tiềm thức người dùng Việt Nam. Khi sử dụng các trình duyệt khác, chúng ta sẽ có cảm giác phải chạy theo những kết quả được đưa ra để tự tìm kiếm kết quả phù hợp nhất dù đôi khi nó thực sự không chính xác. Nhưng với Cốc Cốc, người dùng sẽ được phục vụ chu đáo hơn như thế rất nhiều, mỗi từ khóa tiếng Việt sẽ được phân tích, lọc và cho ra kết quả gần chính xác, cụ thể nhất. Đặc biệt là càng ở những phiên bản sau, khả năng hoàn thiện của Cốc Cốc càng tốt hơn, ấn tượng hơn và dần thoát ra khỏi cái bóng của Chrome, tự đi trên con đường riêng của mình.
Chỉ sau chưa đầy hai năm ra mắt, Cốc Cốc đã trở thành một hiện tượng khi đánh bật các ông lớn như Mozilla Firefox, hayInternet Explorer, thậm chí số lượng người dùng trình duyệt này trong một tháng, gấp 2,5 lần dân số Singapore, và số lượng người sử dụng Cốc Cốc trong ngày còn vượt qua cả Facebook. Chưa cần đi sâu vào chi tiết các tính năng, những gì mà Cốc Cốc có thể làm được, chỉ cần nhìn vào những con số thống kê đó, chúng ta có thể thấy sức mạnh và tiềm năng của Cốc Cốc không chỉ dừng lại ở mức độ ấn tượng.
Nhưng, một thực tế là, với tốc độ phát triển nhanh như vậy, với tiềm lực, và những gì màba chàng ngự lâm Việt đã làm được kể từ khi ra mắt phiên bản đầu tiên, cho tới nay, Cốc Cốc vẫn chỉ là trình duyệt đứng thứ hai tại Việt Nam. Những con số không nói dối, sự trưởng thành của Cốc Cốc và quá đáng nể và ấn tượng, tuy nhiên, khoảng cách với gã khổng lồ Chrome vẫn còn là rất lớn. Đổ tại vào xuất phát điểm và thời gian ra đời có lẽ sẽ dễ dàng hơn, vì Chrome xuất hiện sớm hơn, sẽ có nhiều thời gian để phát triển và có thể thay đổi, bổ sung các bản vá lỗi hơn. Nhưng theo ý kiến cá nhân người viết, vấn đề ở đây là tiêu chí, là mục đích mà hai trình duyệt hướng tới khác nhau, kết quả đạt được cũng sẽ khác nhau. Nếu Cốc Cốc tập trung vào thị trường Việt Nam, với những đặc điểm, những tính năng được xây dựng và phát triển và phục vụ cho riêng thị trường đó, thì Google Chrome lại phát triển để phục vụ cho toàn bộ các Quốc gia trên Thế giới, với phạm vi tìm kiếm và bao trùm ở tầm vĩ mô, tổng quan hơn. Nếu Chrome có lợi về thời gian, thì Cốc Cốc cũng có lợi về thị trường, về con người, niềm tin và sự ủng hộ từ gà nhà. Nhưng tại sao Cốc Cốc vẫn chưa thể vươn lên bằng (chứ chưa nói đến vượt qua) Google Chrome?
Chúng ta sẽ cùng đưa ra những luận điểm, đánh giá một cách khách quan về những ưu – nhược điểm chính của hai trình duyệt đang đứng đầu thị trường Internet tại Việt Nam hiện nay, để thấy tại sao dù được đánh giá cao như vậy, dù tốt và chuyên biệt đến vậy, mà Cốc Cốc vẫn luôn là kẻ đi sau Chrome ở thị trường Việt Nam và trên Thế giới.
Ưu điểm của Cốc Cốc
- Có thể đăng nhập vào Facebook bất kỳ lúc nào mà không bao giờ bị chặn.
- Tốc độ tải gấp 8 lần mà không cần công cụ hỗ trợ.
- Tải video, audio từ Youtube hoặc các trang đa phương tiện.
- Hỗ trợ từ điển Anh-Việt.
- Tự động thêm dấu và kiểm tra chính tả.
- Năng lực phân giải tên miền được cải thiện và nâng cao.
- Khôi phục tiến trình tải file.
- Khả năng hiểu người Việt.
- Các thông tin tìm kiếm bằng tiếng Việt, hoặc địa điểm được tối ưu hóa.
- Dịch vụ giải bài tập dành cho học sinh.
Nhược điểm của Cốc Cốc
- Tiêu tốn lượng RAM lớn hơn so với Chrome, máy tính cấu hình yếu (1RAM) không thể sử dụng.
- Thường xuyên xảy ra các lỗi Plugin.
- Tìm kiếm thông tin nước ngoài kém hơn Chrome.
- Tốc độ tải trang chậm.
- Với từ khóa khó, tìm kiếm khá chậm.
- Các dịch vụ, tính năng đi kèm quá ít (Gmail, Google Drive…).
Cho dù Cốc Cốc có hệ thống khoảng 300 nhân viên, và được sự đỡ đầu từ Hubert Burda Media hay một số bản hợp đồng khác, thì cũng không thấm vào đâu so với Google – lớn nhất Thế giới. Thêm nữa, trong khi Cốc Cốc vẫn đang ôm đồm theo các dịch vụ câu khách như giải bài tập, takata, hay Nhà Nhà mà xa rời dần lý tưởng của họ thì Chrome vẫn tiếp tục đầu tư, nghiên cứu những ứng dụng tích hợp khác. Nên nhớ, Cốc Cốc giống Chrome tới 96% chứ không phải ngược lại, và chỉ với sức mạnh tinh thần từ niềm tự hào dân tộc, thiết nghĩ, Cốc Cốc đang gặp nhiều khó khăn khi muốn so găng cùng Chrome ở Việt Nam và điều đó càng bất khả thi họ muốn thực hiện điều đó ở tầm cao hơn – Thế giới.
Nguồn sưu tầm internet